
Bị thủy đậu phải làm sao để tránh sẹo thâm, sẹo lõm do thủy đậu
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái dạ) là bệnh siêu...

Cách chăm sóc khi bị mụn tránh vết thâm, sẹo lõm do mụn
Có một thực tế đáng buồn là mụn không chỉ xảy ra...

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo
Nếu bạn đang lo ngại da sẽ bị sẹo do những vết cắt, vết trầy xước, vết...

Những điều cần biết để vết thương do bỏng bô không để lại sẹo
Nhiều người cho rằng bỏng bô xe máy là loại bỏng nhẹ nhưng...
Ngày đăng | 07.04.2017
Bị thủy đậu phải làm sao để tránh sẹo thâm, sẹo lõm do thủy đậu?
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái dạ) là bệnh siêu vi do siêu vi khuẩn ‘herpes zoster’ (còn gọi là siêu vi khuẩn ‘Varicella-Zoster’) gây ra. Bệnh thủy đậu thường khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở khắp các vùng đầu mặt, tay chân và toàn thân, kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.
Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần là khỏi.
Mụn nước thủy đậu phát triển như thế nào từ ngày 1 đến ngày 15
NHẬN BIẾT BỆNH THỦY ĐẬU
Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Trung bình sau khi tiếp xúc với trẻ bệnh từ 2 – 3 tuần, trẻ bị lây bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, phát ban dạng sẩn ngứa ngoài da, sau đó thành bóng nước trong, 3 – 4 ngày thì đóng mày sau đó bong vảy, không để lại sẹo.
Những bóng nước này có đặc điểm xuất hiện xen kẽ, có nốt mới mọc chứa nước trong xen kẽ nốt cũ chứa nước đục, nốt đang khô xẹp lại, nốt đã đóng mài hoặc bong vảy.
Vị trí nốt rạ thường mọc bắt đầu ở thân mình, sau đó lan rộng đến mặt, tay chân, có khuynh hướng mọc nhiều ở thân mình hơn ở vùng tay chân. Nốt rạ có thể mọc ở trong miệng, mắt và niêm mạc những nơi khác. Số nốt rạ càng nhiều thì bệnh càng nặng.
Những triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu.
+ Trẻ sốt nhẹ, đau họng nhức đầu.
+ Nổi hồng ban có kích thước vài mm, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong 24 giờ thì hóa đục.
+ Bóng nước gây ngứa nhiều.
+ Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân.
+ Bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục.
+ Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước này vỡ ra và đóng mài.
Thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em gây sẹo do vi trùng bên ngoài hoặc thường trú nên da như liên cầu khuẩn beta tan huyết, tụ cầu sinh mủ là biến chứng thường gặp ở trẻ bệnh trái rạ, xảy ra do vi trùng xâm nhập qua nốt rạ bị làm vỡ hoặc da bị trầy sướt do gãi ngứa.
Nhiễm trùng da làm nốt rạ chứa nước hóa mủ, và có thêm nhiều bóng mủ mới. Nốt mủ nếu không được đánh giá và điều trị kịp thời sẽ lan rộng gây viêm mô tế bào, áp xe dưới da, viêm hạch lân cận, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh còn gây những biến chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não, viêm tủy cắt ngang gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng…
Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦY ĐẬU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH ĐỂ LẠI SẸO THÂM, LÕM?
Hiện cách điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng kháng virus.Điều quan trọng nhất trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể.
Xem thêm: Kem trị sẹo thủy đậu Scar Esthetique
Cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và lưu ý những điều sau đây:
1. Dùng dung dịch xanh-methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước
2. Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, cách ly để tránh lây nhiễm đến những người thân xung quanh.
3. Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
4. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
5. Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo.
6. Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn (Không sử dụng các loại lá cây để tắm và đắp lên nốt thủy đậu). Tuyệt đối không kiêng tắm, phải vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng nốt thủy đậu.
7. Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của bác sĩ.
8. Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả, ăn nguội nếu trong miệng có các nốt phỏng/ loét.
Phòng tránh như thế nào?
- Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất chính là chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa. Biện pháp này hiệu quả đến 90 – 100% với thủy đậu dạng nặng và 70 – 90% với thể nhẹ. Vắc xin phòng ngừa có tác dụng miễn nhiễm trong thời gian lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao và ít tác dụng phụ.
- Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh thủy đậu, mũi thứ nhất tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi tiêm nhắc lại lúc 4 tuổi. Người lớn có thể tiêm vắc xin bất cứ lúc nào nếu chưa mắc bệnh lần nào.
- Tạo miễn dịch thụ động bằng cách tiêm globin miễn dịch (VZIG hay HZIP) cho người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Biện pháp này thường áp dụng cho: trẻ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch và chưa từng bị bệnh, trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh.
- Cần cách ly bệnh nhân bị thủy đậu trong 7 – 10 ngày để tránh bệnh lây lan sang người khác. Tuy nhiên, việc cách ly không đảm bảo tuyệt đối rằng những người khác không bị lây, vì virus có thể bị lây nhiễm từ trước đó.
Người bệnh thủy đậu nên ăn gì và tránh ăn gì?
- Người bệnh, trẻ em bị thủy đậu thường cảm thấy thiếu nước, chính vì thế nên bổ sung đủ nước. Có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại nước ép hoa quả như cam, dưa hấu, chuối, đào,... sẽ có thêm một số vitamin.
- Bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây như: cà chưa, rau cải, rau bina,… có chứa các khoáng chất như kẽm, canxi, magie,…
- Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, người bệnh nên kiêng ăn một số món ăn có thể gây sẹo như thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng, rau muống,…
Sau khi nốt mụn bong vẩy, bạn có thể dùng một lượng nhỏ vitamin E, mật ong hoặc kem trị sẹo chiết xuất từ thiên nhiên thoa nhẹ vào các vết thương đang lên da non. Điều này sẽ kích thích collagen sản sinh nhanh hơn và làn da sẽ nhanh được hồi phục.