
Bị thủy đậu phải làm sao để tránh sẹo thâm, sẹo lõm do thủy đậu
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái dạ) là bệnh siêu...

Cách chăm sóc khi bị mụn tránh vết thâm, sẹo lõm do mụn
Có một thực tế đáng buồn là mụn không chỉ xảy ra...

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo
Nếu bạn đang lo ngại da sẽ bị sẹo do những vết cắt, vết trầy xước, vết...

Những điều cần biết để vết thương do bỏng bô không để lại sẹo
Nhiều người cho rằng bỏng bô xe máy là loại bỏng nhẹ nhưng...
Ngày đăng | 01.04.2019
Có lẽ nỗi sợ ám ảnh nhiều người là phải mang theo những vết sẹo. Nếu chưa thể điều trị chuyên sâu bằng công nghệ thì những phương pháp trị sẹo bằng các nguyên liệu tự nhiên có thể tìm được ở bất cứ đâu sẽ giúp bạn tự tin hơn
Cấu trúc da của chúng ta được chia thành 3 tầng: biểu bì, trung bì và hạ bì. Trong đó biểu bì là tầng ngoài cùng có chức năng bảo vệ da, trung bì là nơi quyết định đến tính đàn hồi của làn da và hạ bì là tầng trong cùng là nơi sản sinh melanin. Sẹo lõm do tai nạn hình thành bởi một nguyên nhân chính đó là vì lớp trung bì bị tổn thương nặng nề, làm cho các chuỗi liên kết collagen và elastin bị đứt gãy, thiếu hụt, không thể tự lấp đầy vết thương. Điều này, làm cho cấu trúc da thay đổi, gây ra sẹo lõm.
Cấu trúc của làn da
Nguyên nhân gây ra sẹo lõm:
Sẹo lõm được hình thành do nhiều nguyên nhân như di chứng của mụn trứng cá, hay di chứng sau một tai nạn nhỏ như là bị bỏng, bị ngã … Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lõm. Vì vậy, để điều trị sẹo lõm một cách đúng đắn và hiệu quả, trước hết ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên “kẻ phá bĩnh” này.
- Sẹo lõm do phỏng dạ (còn gọi là thủy đậu): Loại sẹo do thủy đậu này có bề mặt rộng 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá bọc để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành. Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc, mụn đầu đen (hay còn gọi là sẹo rỗ)
- Sẹo lõm hình thành do nặn mụn không đúng cách: Mụn trứng cá giai đoạn ba thường để lại di chứng là mặt đầy sẹo lớn. Sẹo lõm thường là hậu quả của một tình trạng viêm hoại tử rộng tại nang lông hình thành một dạng nặng của mụn trứng cá là mụn nang mủ (Ance cyst) hay mụn dạng nang.
- Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc: Dạng sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, hai bên má và mũi (nơi trứng cá bọc thường xuất hiện).
Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
- Sẹo lõm do mụn đầu đen: thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi mà người ta gọi là sẹo rỗ. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da xunh quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da bì, thô nhám.
Sẹo lõm hay sẹo rỗ là tổn thương sâu của viêm nang lông, tổn thương này lan rộng xuống trung bì sau đó thành túi mủ hoại tử. Khối mô sâu bị mất do hoại tử gây ra sẹo lõm, mang đến hậu quả là da mặt sau khi lành mụn phải chịu tình trạng “bị rỗ”, từ đó việc trị sẹo rỗ là vô cùng khó khăn.
- Một số nguyên nhân khác: Dùng sản phẩm trị mụn không đúng, nhất là sản phẩm chứa corticoid giúp cho mụn giảm nhanh lúc đầu nhưng sau đó phát triển nhiều, nặng và lan rộng, hình thành mụn mủ và mụn dạng nang. Nặn mụn trong giai đoạn đang viêm nang lông làm cho viêm lan rộng cộng với nhiễm trùng bùng phát làm cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng phát triển thành mụn dạng nang. Nặn, bóp, cắt, chích, hút mụn, nặn mụn không giữ đúng vệ sinh làm cho vi trùng lây lan ra rộng phát triển thành mụn dạng nang.
Cách phòng tránh sẹo lõm:
Để tr- Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn, mặt bẩn, không dùng dụng cụ chưa sát trùng để nặn mụn. Tuyệt đối không nên ngồi bóp mụn vì đó là một thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng lan rộng dễ thành mụn dạng nang.
- Không đi cắt chích mụn rồi lăn ống tre, ống trúc để hút máu mủ, không đi rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.
- Lấy mụn khi mụn chín hay già. Khi có mụn đầu đen hay mụn đầu trứng cần xử lý phải để cho mụn “chín” hay “già” tức là mụn trồi lên trên bề mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà không phân biệt được mụn có lấy được chưa.
- Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.
- Không nặn mụn khi mụn đang viêm: thể hiện bằng triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.
- Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra, “kem pha trộn” được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ở các chợ, các tiệm uốn tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.
- Mụn trứng cá nên được điều trị sớm: để tránh bị tình trạng toàn phát (Ance Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm, sẹo hố và sẹo cục.
- Thuốc corticoid: đây không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng mụn toàn phát và mụn dạng nang: Cortibion, Celestoderm, Diprosalic, Synalar, Dermovat …
Một số cách trị sẹo lõm từ thiên nhiên:
1) Trị sẹo lõm bằng lô hội
Lô hội từ lâu đã được biết đến là loại thảo mộc tốt cho da, đặc biệt là khả năng làm lành da nên rất hữu hiệu với những vùng da bị sẹo do mụn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lô hội rất giàu vitamin A, vitamin C nên các tác dụng giúp ngăn ngừa sự xuất hiện sẹo lõm từ mụn. Đồng thời trong lá lô hội còn có các tinh chất giúp làm mờ những vết sẹo cứng đầu. Lô hội có tác dụng như kem trị sẹo từ thiên nhiên
Thực hiện 15 phút/lần và mỗi tuần nên thực hiện đều đặn từ 3 - 4 lần để làn da trắng mịn như da em bé
Ngoài ra, lô hội có tác dụng kích thích sự tổng hợp các sợi collagen và sợi elastin, nên có thể ngăn chặn quá trình lão hóa và làm sáng da hiệu quả. Nắm được đặc tính này nên nhiều người đã tìm đến lá lô hội như một cứu cánh trong cuộc chiến với các vết sẹo đến từ mụn.
Cách làm:
- Ép nước gel lô hội rồi đắp lên mặt khoảng 10 - 15 phút và rửa sạch với nước. Hoặc kết hợp lô hội cùng với mật ong để tạo thành hỗn hợp không chỉ giúp mờ sẹo mà còn mang lại làn da trắng hồng.
- Chỉ cần sử dụng hỗn hợp gel lô hội và mật ong mỗi tuần 3 lần, sau một tháng là đã thu được kết quả mỹ mãn.
- Ngoài mật ong, bạn có thể kết hợp lá lô hội với sữa tươi không đường.
- Đắp mặt nạ này chừng 15 phút/lần và mỗi tuần nên thực hiện đều đặn từ 3 - 4 lần để làn da trắng mịn như da em bé. Những vết sẹo của bạn cũng nhanh chóng biến mất nếu chăm chỉ dùng hỗn hợp từ lô hội và nước vo gạo.
Lưu ý: không nên đắp mặt nạ lô hội quá 20 phút/ lần để tránh bị dị ứng. Nên che chắn làn da bị sẹo khi ra nắng để quá trình điều trị hiệu quả hơn.
2) Trị sẹo lõm hiệu quả bất ngờ với hành tây
Hành tây có tác dụng kích thích phát triển các sợi collagen dưới da, tái tạo da và làm đầy các vùng sẹo lõm. Bên cạnh đó, các chiết xuất từ hành tây còn củng cố các sợi liên kết collagen để giúp làn da trở lên căng mịn, se khít lỗ chân lông.
Trị sẹo hiệu quả với mặt nạ hành tây
Cách làm mặt nạ hành tây:
- Ép nhuyễn hành tây thành nước cốt nguyên chất
- Trộn cùng với một lượng nhỏ dầu ô liu nguyên chất.
- Ngâm hỗn hợp này chừng 2 tuần, lọc sạch bã trước khi sử dụng.
Cách sử dụng:
- Bôi tinh chất này lên da một tuần từ 3 đến 4 lần, sau vài lần là vết sẹo đã được cải thiện đáng kể.
Lưu ý:
- Có thể thay dầu ô liu bằng dầu dừa. Nhưng nhớ khi bôi dung dịch này lên mặt thì cần massage thêm 2 - 3 phút để hỗn hợp thấm sâu vào các tế bào.
- Hành tây có đặc tính cay nóng nên bạn không đắp dung dịch vào vùng da chưa liền vết thương. Nếu bạn sở hữu làn da mỏng, quá nhạy cảm thì trước khi bôi lên mặt nên thoa thử bên trong cổ tay trước.
- Cũng giống như mặt nạ khoai tây và lô hội, mỗi khi ra ngoài, bạn nên thoa kem chống nắng để quá trình hồi phục của làn da diễn ra nhanh hơn.
3) Trị sẹo lõm, thâm với mặt nạ khoai tây
Khoai tây có chứa các khoáng chất và nhiều vitamin C không chỉ có tác dụng giúp làn da chống lão hóa mà còn điều trị sẹo hiệu quả. Chỉ cần chăm sử dụng mặt nạ khoai tây, bạn sẽ cải thiện được sẹo hoặc vết thâm nám.
Cách làm:
- Cách 1: gọt sạch vỏ, giã nhuyễn hoặc nghiền nát, sau đó đắp lên vùng da bị sẹo/vết thâm.
- Cách 2: sử dụng nước ép của khoai tây thoa đều lên vùng da bị mụn hoặc tổn thương sẽ giúp giảm tình trạng viêm và làm lành vết mụn.
- Cách 3: Kết hợp khoai tây với sữa tươi để việc đánh bay vết sẹo được hiệu quả hơn. Nghiền nhuyễn khoai tây rồi trộn cùng một cốc sữa tươi, bột mì thành một hỗn hợp. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Để trị các vết nám, có thể “chế tạo” mặt nạ theo công thức gồm: nửa củ khoai tây luộc, sữa tươi và ba quả dâu tây. Nghiền nhuyễn hỗn hợp này và bôi lên mặt mỗi tối trong vòng 30 phút. Mặt nạ loại này không chỉ đánh bay các vết nám mà còn có tác dụng làm sáng da.
Lưu ý khi sử dụng mặt nạ khoai tây:
- Chỉ nên đắp 2 lần/ tuần vì khoai tây có tính tẩy nhẹ, nếu dùng thường xuyên sẽ làm mỏng da và phản tác dụng.
- Khi sử dụng mặt nạ khoai tây cần tránh ánh nắng trực tiếp vì làn da thời kỳ này rất dễ bị tổn thương.
Trên đây là những phương pháp điều trị sẹo lõm hiệu quả bằng nguyên liệu thừ thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng hết sẹo hoặc với đặc thù công việc, học tập bận rộn không có thời gian để thực hiện trị sẹo bằng nguyên liệu thiên nhiên thì việc dùng kem trị sẹo chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Với thành phần được nghiên cứu và sản xuất theo công thức đặc biệt, kem trị sẹo vừa giúp làm đầy sẹo lõm hiệu quả cao, vừa nuôi dưỡng vùng da xung quanh mềm mại và đều màu hơn. Đặc biệt, kem trị sẹo không gây đau đớn, không làm sưng tấy mặt và sử dụng rất đơn giản, với kích thước nhỏ gọn bạn có thể mang theo nó mọi lúc mọi nơi.
Xem thêm: Kem trị sẹo lõm Scar Estheique 10ml